Theo Tổng giám đốc Công ty Lê Thành, ông Lê Hữu Nghĩa, các doanh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì các doanh nghiệp đã tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đến việc đóng các khoản thuế xây dựng đất nước, xuất khẩu để thu về ngoại tệ, tạo sự tăng trưởng GDP cho Việt Nam. Đến năm 2030-2045, kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành đất nước có thu nhập cao.
Công ty Lê Thành (tên đầy đủ là Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành) được thành lập năm 2001, là một doanh nghiệp chuyên làm nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập trung bình thấp. Trong khi hiện tại nhiều doanh nghiệp Bất động sản tập trung phát triển resort, căn hộ hay văn phòng cao cấp. Đây cũng là điểm nổi bật của doanh nghiệp này.
Và có một điều đáng ngạc nhiên hơn là ông Lê Hữu Nghĩa cho rằng sẽ là "nguy cơ” khi doanh thu vượt quá 1.000 tỷ đồng, trong khi các doanh chủ khác lại đều mong muốn công ty của họ đạt doanh thu thật cao. Vì sao thế nhỉ?
Lý giải về điều này, ông chủ của Lê Thành cho biết: “Lợi nhuận mà phân khúc căn hộ giá thấp mang lại cho nhà đầu tư không nhiều. Vì vậy, để xây dựng được khu căn hộ thuộc phân khúc này thì phải giải quyết được 3 yếu tố cấu thành chi phí, là bộ máy, sự tự chủ và nguồn vốn. Mà muốn giải quyết 3 yếu tố này thì công ty phải tinh gọn, linh hoạt và doanh thu không được vượt quá 1.000 tỷ đồng.
Bởi vượt quá con số này, bắt buộc phải thay đổi mô hình quản lý. Và, một khi thay đổi mô hình quản lý thì sẽ trở thành công ty lớn. Khi đó, sẽ rất khó để xây dựng được nhà giá thấp, bởi vì sẽ bị cổ đông tạo áp lực lợi nhuận. Như vậy, sẽ đi ngược lại với định hướng ban đầu của Lê Thành là tạo ra sản phẩm mang tính xã hội, giúp được nhiều người có thu nhập từ trung bình trở xuống có nơi an cư.”
Sau đợt dịch năm vừa rồi, hệ sinh thái của công ty Lê Thành đã liên tục mở rộng chuỗi siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World, những doanh nghiệp mới được ra đời như chuỗi Thế giới Nha khoa AB, Công ty Du lịch AB Travel, nhà máy và chuỗi thương hiệu cà phê Lekofe với hy vọng truyền được cảm hứng đến các bạn trẻ để phong trào khởi nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế.
Chia sẻ rõ hơn về điều này, ông Lê Hữu Nghĩa từng cho biết rằng ông chỉ mong muốn những đóng góp của mình và doanh nghiệp sẽ truyền được cảm hứng đến các bạn trẻ, những doanh nhân trẻ để rồi từ đó sẽ ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp, đạt được mục tiêu 1-2 triệu doanh nghiệp tại Việt Nam trong tương lai. Ông cũng mong các doanh nghiệp sẽ cố gắng và nỗ lực để để nhanh chóng phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch.
Ông Lê Hữu Nghĩa sinh năm 1976 và đã từng đạt Giải thưởng “Doanh nhân trẻ xuất sắc TPHCM” năm 2012.
Lợi thế của Lê Thành: Không có cổ đông
Ở Công ty Lê Thành, nhờ vào việc không có cổ đông nên bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm đáng kể chi phí, ông Nghĩa cũng nhận định rằng đây là một lợi thế. Công ty này còn tự chủ trong thiết kế, xây dựng nên không tốn chi phí thuê ngoài, ngoài ra Lê Thành cũng không phải vay ngân hàng nhiều nên không bị ảnh hưởng khi lãi suất lên xuống.
“Tham vọng của hầu hết người đứng đầu doanh nghiệp là muốn đưa công ty trở thành công ty lớn, có thương hiệu mạnh, nhưng theo tôi, tham vọng là cần nhưng phải biết năng lực mình đến đâu. Ví dụ, năng lực của mình chỉ có thể làm 10 đồng thì hưởng 10 đồng, đừng cố quá sức.”, ông Nghĩa bày tỏ.
Để đi xa thì đi với nhiều người, đó là điều mà người ta vẫn hay nói. Nhưng theo ông Nghĩa, để một doanh nghiệp lớn mạnh thì phải chọn được người đồng hành cùng mục tiêu và phải giữ được thế mạnh riêng. Ví dụ như Lê Thành có thế mạnh riêng trong linh vực kinh doanh là sở hữu chuỗi giá trị khép kín, nhờ đó mà giá thành sản phẩm giảm, còn vật tư, thiết bị, Lê Thành đều đồng hành với doanh nghiệp khác, đặc biệt ưu tiên doanh nghiệp trong nước có sản phẩm chất lượng bảo đảm.
Theo: Phan Huyền - vietnambusinessinsider.vn