Luật nhà ở mới nhất 2023 có các quy định cho đối tượng người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đây là thành phần khá đặc biệt trong thị trường bất động sản và nhu cầu sở hữu ngày càng tăng trong các năm qua.
Luật nhà ở quy định người nước ngoài nào được sở hữu nhà tại Việt Nam?
Trong điều 17 luật nhà ở 2023 quy định cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi cá nhân đó được nhập cảnh vào Việt Nam. Các cá nhân này phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó các cá nhân này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ theo hình thức sau:
- Sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phong, an ninh theo quy định.
- Được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định của luật này.
Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam
Theo điều 19 luật nhà ở 2023, số lượng nhà ở người nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam như sau:
- Được mua, thuê mua, nhận tặng cho, thừa kế, và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư, nếu là nhà riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà ở liên kế thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, thừa kế và sở hữu không quá 250 căn.
- Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ quy định trên.
Luật nhà ở 2023 quy định thế nào về thời gian sở hữu nhà ở với người nước ngoài ?
Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Lưu ý luật này có hiệu lực từ 1/1/2025 (và được đề xuất có hiệu lực từ 1/7/2025)